5 NGHI LỄ TRONG ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM
Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam, cưới xin là chuyện quan trọng của đời người. Đó không chỉ là ngày mang niềm vui đến cho cô dâu, chú rể mà còn là niềm vui chung của gia đình, bạn bè,… Những nghi lễ trong đám cưới truyền thống luôn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của người Việt. Đám cưới truyền thống ở mỗi địa phương có thể có sự khác biệt nhưng về cơ bản thì không thể thiếu 5 nghi lễ trong đám cưới sau đây:
Nghi lễ đầu tiên: Chạm ngõ
Nghi lễ chạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong quá trình tổ chức đám cưới. Là buổi gặp mặt đầu tiên của hai bên gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa giữa hai bên gia đình.
Lễ ăn hỏi
Một nghi thức không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt là Lễ ăn hỏi. Với mong muốn hỏi người con gái về làm vợ làm dâu trong gia đình. Các phù dâu, phù rể sẽ từng đôi một mang mâm tráp đến đặt tại nhà gái. Tráp ăn hỏi thường là số lẻ, và số đồ lễ thì phải là số chẵn. Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái và cô dâu tương lai.Trầu cau trong lễ ăn hỏi được mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Đồ lễ được dùng để mời cưới. Sau khi vào phòng đón cô dâu ra ngoài, cô dâu và chú rể cùng nhau ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách.
Nghi lễ trong đám cưới: Lễ xin dâu
Lễ xin dâu trong đám cưới truyền thống đã có mặt từ rất lâu đời nhưng đến nay thì có một số gia đình bỏ qua để đơn giản hơn trong phong tục cưới hỏi. Với nghi thức này trong đám cưới truyền thống, trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu (hay còn gọi là tráp xin dâu) để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.
Lễ rước đâu
Kế đến trong nghi thức đám cưới truyền thống của dân tộc ta là Lễ rước dâu. Trong ngày lễ này chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc lễ vật đến đón cô dâu về nhà. Theo phong tục truyền thống thì ở nghi lễ này hai bên gia đình sẽ trao tặng quà cho nhau. Của hồi môn cho cô dâu là tượng trưng cho lời chúc phúc đôi vợ chồng mới sẽ luôn hạnh phúc, giàu sang.
Sau các nghi lễ tại gia đình hai bên thì sẽ dành thời gian để tổ chức tiệc cưới. Mục đích là thông báo tin kết hôn đến với bạn bè gần xa và những người xung quanh. Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái, đi xe hoa, mang hoa cưới để đón cô dâu về nhà.
Lễ lại mặt là nghi lễ trong đám cưới
Lễ lại mặt là tục lệ cuối cùng sau đám cưới. Thời gian đôi vợ chồng về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới. Thông thường, đồ lễ gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp hoặc đơn giản hơn là bánh kẹo, rượu thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ trong ngày này.
THIỆP CƯỚI CAO CẤP MIN MAX – Thiệp cưới TPHCM
FaceBook : https://www.facebook.com/ThiepCuoi.MinMax
Instagram : https://www.instagram.com/thiep_cuoi_minmax/
Hotline: 0901 30 86 83
Email: [email protected]