Những nghi lễ đám cưới cơ bản của người Việt

Nghi lễ đám cưới truyền thống của người Việt xưa nay có gì khác nhau?

Nghi lễ đám cưới truyền thống ngày xưa

Do truyền thống cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên thời xưa tứ thân phụ mẫu cũng chính là người sắp xếp hôn nhân cho con cái. Để hai bên gia đình có thể qua lại và tìm hiểu thì có tới tận 6 lễ sau:

Lễ nạp thái

Khi nhà trai đã quyết định chọn gia đình thông gia thì sẽ mang đôi chim nhạn. Để tỏ thành ý đã chọn cô dâu và gia đình bên đó.

Lễ vấn danh

Nhà trai sẽ cử người mai mối sang để hỏi tên tuổi, ngày tháng năm sinh của người con gái

Lễ nạp cát

Lễ này để báo cho nhà gái rằng nhà trai đã xem được quẻ tốt. Hợp để lấy nhau.

Lễ nạp chưng

Đây là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái. Như một lời hứa hôn chắc chắn.

Lễ thỉnh kỳ

Nhà trai đến xin ngày giờ để rước dâu.

Lễ than nghinh

Đúng như ngày giờ đã định thì nhà trai sẽ sang nhà gái để rước cô dâu về, Chính thức nên duyên vợ chồng.

Nghi lễ đám cưới truyền thống ngày nay

Qua thời gian thì dần dần những nghi lễ cơ bản trong đám cưới truyền thống này cũng đã thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại nên đám cưới của người Việt ngày nay chỉ còn lại 4 lễ chính sau đây:

1. Lễ dạm ngỏ

Đây là lễ khi hai gia đình gặp nhau, chính thức bàn chuyện đám cưới. Đây là buổi gặp mặt thân mật, không cần những lễ nghi quá cầu kỳ hay phải chọn ngày. Tuy nhiên, với những gia đình coi trọng ngày giờ và lễ nghi thì vẫn chọn ngày và giờ tốt để đến dạm ngõ nhà gái cùng với ít lễ vật đi kèm như rượu, bánh và trái cây. Thường nhà trai sẽ đi bao gồm chú rể, bố mẹ chú rể và 1 vài người thân đi cùng để tỏ lòng thiện chí với bên nhà gái.

le-dam-ngo-trong-dam-cuoi
Lễ dạm ngỏ khi hai bên gia đình gặp nhau ngày chính thức bàn chuyện cưới hỏi

2. Lễ ăn hỏi

Là khi nhà trai mang sính lễ và chọn ngày giờ đẹp để hỏi cưới. Mang tính chất thông báo sự đính ước của hai gia đình. Theo nghi lễ đám cưới, chú rể sẽ chuẩn bị trang phục chỉnh tề cùng với đội hình bê tráp sang nhà gái để ăn hỏi. Tùy theo sự thách cưới của nhà gái và tùy theo vùng miền mà sính lễ cũng khác nhau. Nhưng thường bao gồm rượu, thuốc, hoa quả, bánh xu xê, bánh cốm, xôi gà, trà mạn…

Những lễ vật này sẽ được đặt trong các tráp và số lượng tráp phải là số lẻ. Đội hình bê tráp nam thì đồng đều với số lượng tráp. Những người được chọn phải là những người nam cao to, khỏe mạnh, bằng hoặc nhỏ hơn tuổi chú rể và chưa từng lập gia đình. Sau khi bê tráp thì đội bê tráp sẽ được lì xì để được giữ duyên và như một lời chúc phúc sớm tìm được một nửa như chú rể. Theo quan niệm thì càng nhiều tiền sẽ càng nhiều duyên.

banh-xu-xe
Bánh xu xê trong lễ cưới

Xem thêm: Thời gian chuẩn bị đám cưới bao lâu là hợp lý?

3. Lễ đón dâu

Là khi nhà trai chọn ngày giờ đẹp để xin rước cô dâu về và chính thức hợp thức hóa mối quan hệ thông gia giữa hai gia đình. Cũng như lễ ăn hỏi, lễ đón dâu được tổ chức long trọng, dưới sự chứng kiến của rất nhiều người từ hai bên gia đình.

Dù nghi lễ cơ bản trong đám cưới của bạn có bao nhiêu bước. Thi trong ngày rước dâu thì cũng nên kiêng kỵ những điều sau:

  • Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể đón dâu. Vì theo quan niệm xưa, điều đó sẽ làm cô dâu mất duyên. Không hòa hợp với gia đình chồng và không được gia đình chồng coi trọng.
  • Kiêng mẹ chồng chạm mặt con dâu khi đón dâu về nhà. Để tránh mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sau này sẽ không yên ả.
  • Kiêng cô dâu ngoái nhìn lại nhà mẹ đẻ. Người xưa cho rằng nếu cô dâu quá lưu luyến nhà mẹ đẻ thì sau này dễ bỏ nhà chồng để về nhà mẹ đẻ, không chu toàn chuyện nhà chồng,
  • Kiêng mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng. Thường chỉ có bố và các bậc cao niên mới nên đưa cô dâu về nhà chồng.

4. Lễ lại mặt

Trong vòng 4 ngày sau khi cưới thì hai vợ chồng quay trở lại nhà vợ. Và mang sính lễ theo để thể hiện lòng cảm tạ ông bà, tổ tiên, cha mẹ. Nghi lễ này như một lời nhắc nhở đôi vợ chồng trẻ rằng ngoài việc hiếu thuận với gia đình bên chồng thì cũng phải quan tâm, chăm sóc đến gia đình bên vợ.

Thời gian lại mặt trong vòng từ 1 đến 4 ngày sau khi cưới. Tùy thuộc vào khoảng cách địa lý, thời gian và điều kiện mà đôi vợ chồng trẻ có thể sắp xếp cho phù hợp.

Thời xa xưa thì lễ lại mặt cầu kỳ với trầu cau, rượu thuốc, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn mang về thắp hương lên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Nhưng ngày nay thì nhiều gia đình đã giản đơn hơn. Chỉ cần những phần quà nhỏ. Như rượu, bánh, trái cây… để mang về nhà ngoại. Gia đình nào có điều kiện hơn thì có thêm phong bì nhỏ để thắp hương lên bàn thờ. Như tỏ lòng hiếu kính với công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ vợ. Đáp lại sẽ là mâm cơm thân mặt trong phạm vi gia đình để mời con rể.

Sự hạnh phúc mới là nghi lễ đám cưới quan trọng nhất

Qua rất nhiều năm, dù đã giản tiện bớt rất nhiều lễ nghi so với truyền thống của người Việt xưa. Nhưng tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện địa lý, thời gian của hai bên mà mỗi gia đình có sự sắp xếp tổ chức phù hợp riêng. Nhiều gia đình ở xa thì thường sẽ lược bớt lễ dạm ngỏ, chỉ nói chuyện qua điện thoại. Có thể gộp chung lễ ăn hỏi, rước dâu cùng một ngày để tiết kiệm chi phí và thời gian.

Tuy nghi lễ rất quan trọng. Nhưng niềm vui và sự thoải mái khi tổ chức lễ cưới mới nên là điều được ưu tiên hàng đầu. Dù làm đầy đủ hay giản lược gộp chung các nghi lễ thì miễn có sự thống nhất giữa hai bên gia đình và sự vui vẻ của cô dâu chú rể thì đó đã là một đám cưới trọn vẹn. Cuộc sống hạnh phúc về sau này mới là điều quan trọng nhất.

Xem thêm nhiều mẫu tại và các thông tin khuyến mãi khác của chúng tôi tại đây:

Kho thiệp cưới: https://thiepcuoiminmax.vn/category/blog/

Facebook: https://www.facebook.com/ThiepCuoi.MinMax

Instagram: https://www.instagram.com/thiep_cuoi_minmax/

Bài viết liên quan